Có thể bạn đã biết, lò hơi đốt củi được xem là loại hình lò hơi được sử dụng phổ biến và phát triển lâu đời nhất bởi nguồn nguyên liệu củi rẻ, tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu suất nhiệt cao. Phù hợp với những doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lượng hơi vừa và nhỏ. Nhiên liệu chủ yếu sử dụng cho loại hình lò hơi ghi tĩnh đó là: củi cây, củi trấu, than cục…
Trong bài viết này, DigiNexus sẽ chia sẻ nhưng kiến thức tổng quan nhất về nguyên lý hoạt động lò hơi đối củi nhằm giúp Quý khách hàng vận hành lò hơi được tốt hơn.
Tìm hiểu về nguyên lý hoạt động đốt củi
Lò hơi đốt củi có cấu tạo và nguyên lý hoạt động cũng khá đơn giản, hoạt động chủ yếu dựa vào nhiệt lượng sinh ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu biến thành nhiệt năng của hơi nước. Phần hơi này sẽ được sử dụng trong các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ, phục vụ nhu cầu của đời sống.
Nguyên lý hoạt động của lò hơi đốt củi
Theo nguyên lý hoạt động của lò hơi đốt củi thì nước cấp cho lò hơi phải là nước cất, đã qua loại bỏ các tạp chất, kim loại có trong nước. Bộ phận cung cấp nhiệt được làm nóng bằng củi đốt, nhiệt độ lò hơi có thể đạt từ 1300°C đến 1900°C.
Với cấu tạo lò hơi đốt củi và nguyên lý hoạt động như trên, khói của thiết bị sẽ đi qua 3 pass, sau đó ra khỏi cửa lò nhiệt độ giảm xuống, hơi tách ra thành hơi nước và quay lại chu trình hoạt động như trên.
Ngoài ra, Lò hơi đốt củi có 2 kiểu là kiểu ống lửa và kiểu dạng tròn. Nhiên liệu sử dụng để đốt là củi, vỏ điều, trấu, mùn cưa,…hiệu suất có thể lên tới 90%.
Xem thêm: Nguyên lý hoạt động của lò hơi – nồi hơi
Phân tích ưu nhược điểm dựa trên nguyên lý hoạt động lò hơi đốt củi:
Ưu nhược điểm của lò hơi đốt củi
Ưu điểm của lò hơi đốt củi:
- Nguyên liệu rẻ, dễ tìm, tiết kiệm chi phí.
- Hiệu suất năng lượng cao
- Vận hành an toàn và dễ dàng,
- Giảm ô nhiễm, thân thiện với môi trường:khi hoạt động lò hơi thải khói bụi ít góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường.
- Cung cấp lượng hơi ổn định với mọi chế độ tải tiêu thụ.
- Tránh được hiện tượng bám cáu nguyên liệu.
- Bảo đảm sự luân chuyển của nước tốt nhất.
- Cấu trúc của hệ thống cấp liệu, ghi buồng đốt cho nên lò hơi đốt củi có thể sử dụng đốt kèm các loại nhiên liệu khác như: trấu, mùn cưa, biomass, củi trấu, viên nén mùn cưa, than cục…
- Điện năng sử dụng cho lò hơi đốt củi thấp hơn do không dùng đến quạt cao áp như lò hơi tầng sôi, ngoài ra cũng không sử dụng một số thiết bị bắt buộc ở lò hơi tầng sôi như: quạt cấp liệu, quạt hồi tro, quạt gió cấp 2…
- Lò hơi đốt củi là lò hơi có chế độ tương đối đơn giản so với các loại lò hơi khác.
Nhược điểm của lò hơi đốt củi
- Giới hạn về công suất: bởi nhiên liệu là củi cây thường được đưa bằng thủ công vào buồng đốt nên khi công suất lớn đồng nghĩa với việc trong một giờ phải cấp một lượng củi rất lớn bằng sức người vào buồng đốt để vận hành lò hơi.
- Điểm yếu thứ 2 của lò hơi đốt củi là vấn đề khói thải, lò hơi đốt củi có thải một lượng khí cacbonic, SO2 ra ngoài môi trường.
- ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh.
- Việc thu mua củi để đốt lò hơi nếu không được kiểm soát đúng cách và tuân thủ theo các quy định của cơ quan nhà nước thì sẽ gây ra hiện tượng phá rừng bừa bãi, gây mất cân bằng hệ sinh thái trong môi trường sống của trái đất.
Một số lưu ý khi vận hành lò hơi đốt củi
Để chuẩn bị cho nó một cách thực tế xung quanh lò hơi và kiểm tra những điểm định kỳ sau:
- Nước cấp mềm phải được kiểm tra sau thường xuyên. Nếu nước cấp thấy cứng, nước mềm phải được tái sinh ngay lập tức.
- Không có tiếng ồn qúa mức từ động cơ của quạt hay của bất kì bộ phận chuyển động nào khác.
- Tất cả các van và chỗ nối là không rò rỉ.
- Không có bất cứ bộ phận nào của lò hơi bị đun nóng quá mức.
- Bơm cấp đang làm việc ở trạng thái on-off cũng đảm bảo chức năng của công tác điều khiển mức và nó phải đảm bảo rằng lưu lượng nước thích hợp được duy trì.
- Khí thải từ ống khói là bình thường.
- Không có sự phát tia điện hay mất liên lạc ở trong những mạch điện đó.
- Tất cả các bộ điều khiển và thiết bị an toàn là đang hoạt động đầy đủ.
- Áp suất hơi và mức nước ổn định phải được duy trì trong phạm vi yêu cầu duy trì.
- Không có việc cháy quá mức của nhiên liệu trong buồng đốt.
- Việc xả bẩn lò hơi một cách đều đặn. Tần xuất xả bẩn phụ thuộc vào chất lượng của nước đang sử dụng cho lò hơi.
- Xả bẩn trong công tắc điều khiển mức và ống thuỷ mỗi lần trong một ca.
- Xả một ít nước cấp của bể mỗi lần một ca, để loại bỏ cáu cặn có thể bị lắng xuống.
- Ghi lại nhiệt độ khói thoát.
- Duy trì áp suất buồng đốt trong khoảng -2 ¸ -5 mm nước. Điều chỉnh nhờ cánh hướng quạt ID.
- Đảm bảo nhịêt độ khói thoát là ở trong phạm vi yêu cầu của tải. Nếu cao kiểm tra sự bám bẩn của bề mặt truyền nhiệt hay vật cản lối thoát của khói.
- Kiểm tra và duy trì dòng điện trong động cơ của quạt, bơm… trong phạm vi giới hạn và được ghi trong sổ lộ trình của chúng.
- Đảm bảo rằng không có không khí rò rỉ trong lối ra ổng khói.
- Đảm bảo đúng kích thứơc của nhiên liệu. Không có các vật lạ như miếng kim loại, đá… trong nhiên liệu và không có sự hỏng hóc máy cấp nhiên liệu khi vận hành.
- Kiểm tra và đảm bảo rằng khói hay bộ khử tro bay trong nhà lò hơi được giới hạn.
- Đảm bảo rằng tất cả sự hoạt động của lò được ghi một cách chính xác trong sổ nhật ký vận hành bao gồm cả hoá chất, xả bẩn…
Có thể bạn quan tâm: Học viện đào tạo và cấp chứng chỉ Thiết kế và sử dụng thiết bị lò hơi hiệu quả