Vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng tính năng này!
Nội dung bài viết:
Tại sao phải xử lý nước lò hơi?
Nguyên liệu sử dụng cho lò hơi là nước, có giá thành rẻ, dễ tìm. Nguồn nước sử dụng cho lò hơi thường là nước thủy cục, nước giếng hoặc nước sông hồ… Nhiều người hiểu nhầm nước dùng cho lò hơi là nguồn nước đạt yêu cầu phải trong, sạch không lẫn tạp chất. Nhưng thực chất, phải xử lý nước lò hơi để nước không đóng cáu cặn, nhằm bảo vệ lò hơi không bị hư hỏng và kéo dài tuổi thọ.
Các dạng cáu, cặn trong ống trao đổi nhiệt của lò hơi.
Khi không xử lý nước nồi hơi hoặc xử lý không đúng cách, sẽ gây ra hậu quả như trên.
Nước sử dụng trong lò hơi với vai trò là chất dẫn nhiệt, giống như dầu trong lò dầu tải nhiệt, gas trong thiết bị dùng nhiệt lạnh (máy lạnh, tủ lạnh). Tùy tùy vào nhiệt độ sử dụng sẽ sử dụng loại môi chất đó. Nên nước lò hơi không cần sạch, chỉ cần trao đổi nhiệt tốt.
Khi ống thép lò hơi bị cáu, cặn sẽ giảm khả năng truyền nhiệt của lò hơi. Khiến trao đổi nhiệt, nhiên liệu đốt cháy sẽ chỉ thu được khói nóng.
Xem thêm >> Các giải pháp xử lý cáu cặn lò hơi
Nếu xử lý nước lò hơi đúng cách, nước trong lò hơi hay còn gọi với tên là nước xả đáy (không phải nước cấp lò hơi) có độ trong thì không có gì lạ cả. Nếu xử lý nước lò hơi không đúng cách, nước sẽ chứa nhiều canxi và magie, các tạp chất khác. Sẽ khiến ống lò hơi bị mòn. Để kiểm tra được độ cáu cặn bằng mắt thường. Cần lấy nước xả đáy lò hơi chứa vào chai, để nguội; sau 1 đến 2 giờ sẽ thấy cáu cặn lóng lại dưới đáy chai.
Các cáu, cặn bám vào ống trao đổi nhiệt sẽ khiến quá trình trao đổi nhiệt bị giảm, khiến hao phí nhiên liệu và các đường ống thường xuyên bị rung giật.
Lớp cặn trắng và dày nhìn bằng mắt thường là do các tạp chất hòa tan trong nước như muối Canxi, Magiê. Công thức hóa học là CaCO3, MgCO3, tồn tại dưới dạng bùn hoặc dạng tinh thể bám vào vách ống lò hơi.
Sử dụng nước cho lò hơi mà không xử lý hay xử lý không đạt yêu sẽ dẫn đến những hậu quả sau:
+ Vách ống bị đóng cáu cặn: Do nước có độ cứng (Ca2+ và Mg2+) cao.
+ Do ống bị ăn mòn.
+ Trong nước có nồng độ khí Oxy và khíCO2 nhiều, lâu ngày sẽ gây ra xước và phù ống lò.
3 Nguyên nhân nêu trên, là nhân tố gây các sự cố như tắc, vỡ, biến dạng ống…
Sử dụng nước đã qua xử lý giúp lò hơi tăng tuổi thọ, chủ yếu bảo vệ ống lò và giảm hao phí lượng nhiệt năng.
Theo TCVN 7704 – 2007, quy định tuổi thọ của nồi hơi (chế tạo và hoạt động đúng tiêu chuẩn, làm việc liên tục 24/24) là khoảng 15 – 20 năm.
Muốn được như vậy, cần phải xử lý nước sao cho:
Các ống lò hơi ít bị cáu cặn sẽ trao đổi nhiệt tốt hơn, hiệu quả hoạt động của lò cao. Giúp hạn chế hao hụt nhiên liệu.
Để xử lý nước lò hơi có nhiều cách, ví dụ:
Tạo ra những chất mới không sinh cáu cặn. Cationit là chất xử lý tổng hợp có gốc R ngậm các cation, không tan trong nước. Các cation đóng cáu cặn sẽ được giữ lại, còn các cation khác sẽ được đi vào lò qua hệ thống nước cấp. Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong nồi hơi.
Các đơn vị sử dụng nồi hơi thường dùng các loại cationit để xử lý nước nồi hơi: cationit natri (NaR), cationit hydro (HR), cationit amôn (NH4R).
Khi dùng Cationnit Natri sẽ khử được toàn bộ chất cứng, không làm thay đổi độ kiềm và các thành phần anion khác.
2NaR+ Ca (HCO3)2 -> CaR2 + 2NaHCO3.
2NaR+ Mg (HCO3)2 -> MgR2 + 2NaHCO3.
2NaR+ CaCl2 -> CaR2 + 2NaCl.
2NaR+ MgCl2 -> MgR2 + 2NaCl.
2NaR+ CaSO4 -> CaR2 + Na2SO4.
2NaR+ MgSO4 -> CaR2 + Na2SO4.
Khi dùng Cationit Hydro khử độ cứng của nước, gốc H+ sẽ tạo thành axit ăn mòn ống lò hơi. Chính vì vậy, khi xử lý nước với HR phải dùng thêm NaR.
Khi dùng NH4R thì độ cứng còn rất nhỏ, nhưng tạo thành chất NH3 và acid gây ăn mòn kim loại nên cũng vậy, khi dùng NH4R người ta dùng thêm NaR.
Các cationit hoạt động sau một thời gian sẽ mất dần các cation. Để các cationit hoạt động như ban đầu, cần phải tạo ra sự trao đổi giữa chúng với những chất có khả năng tạo các cationit ban đầu. Quá trình này được gọi là quá trình hoàn nguyên cationit.
Để hoàn nguyên cationit natri, người ta dùng dung dịch muối NaCl có nồng độ 28%.
CaR2 + 2NaCl -> CaCl2 + NaR
MgR2 + 2NaCl -> MgCl2 + NaR
Thời gian diễn ra quá trình hoàn nguyênkhoảng 60 phút.
– Rửa ngược: Nhằm bỏ phần cặn rắn không tan nằm trên, quá trình này phải rửa chậm, để tránh nhựa bị cuốn theo nước.
– Rửa bằng nước muối sạch khoảng 30 phút
– Rửa nước muối bằng nước mềm
– Kết thúc quá trình rửa và kiểm tra độ cứng.
Ngày nay, các bộ trao trao đổi cation khử làm mềm nước chỉ đạt 2 – 30 Mỹ, nghĩa là chỉ gần đạt yêu cầu. Vì vậy sau khi làm mềm nước, người ta sử dụng thêm hóa chất để đáp ứng các chỉ tiêu khác:
Điều chỉnh độ pH nằng hóa chất xử lý nước, thường dùng là có gốc Na+
Phải duy trì độ pH nước nồi hơi thích hợp để tránh ống lò hơi bị ăn mòn, tạo một hệ đệm có chứa cả các thành phần NaOH và muối phốt phát.
Loại khí cần xử lý trong nước cấp nồi hơi chủ yếu là oxy và ít hơn là khí Cacbon điôxít, các loại khí khác không đáng kể.
Có 2 cách xử lý:
Để khử khí người ta dùng hơi nước lò hơi để làm sôi nước cấp, ở áp suất khí quyển, trên toàn bộ bề mặt nước sẽ bốc hơi, áp suất riêng phần của khí là 0, khí sẽ bị loại ra khỏi nước.
Khi nước cấp bốc hơi, và được bơm vào nồi. Lúc này dòng chảy trong bơm sẽ tạo ra một khoảng trống trong ống bơm. Điều này sẽ gây ra hiện tượng thủy kích, làm bơm mau hư hỏng.
Vì thế, trong thực tế, bộ khử khí chỉ truyền nhiệt cho nước cấp đến 90 – 950C, chấp nhận một phần khí còn sót lại trong nước; và được xử lý tiếp bằng hóa chất.
(Đối với các nồi hơi có công suất 5 – 40 tấn/giờ)
Quy trình xử lý nước nồi hơi thường phải trải qua 3 giai đoạn:
1. Trao đổi cation: