Vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng tính năng này!
Nội dung bài viết:
Trong mỗi hệ thống khí nén khác nhau lại có những yêu cầu riêng về kích cỡ đường kính của ống dẫn khí vậy nên với các đường ống dẫn khí nén phải đảm bảo đủ để khí nén lưu thông dễ dàng mà không được quá nhỏ hay quá lớn. Nếu sử dụng đường ống có kích thước quá lớn so với yêu cầu thì sẽ gây lãng phí tiền đầu tư và gây khó khăn trong việc thiết kế, thi công lắp đặt.
Trước khi chọn đường ống dẫn có đường kính phù hợp, bạn cần xác định rõ lưu lượng khí bên trong hệ thống. Dựa vào thông số kỹ thuật của máy nén khí piston, máy nén khí trục vít đang sử dụng tại đơn vị mình để biết được sản lượng khí nén chính xác của máy trong mỗi phút, mỗi giờ. Từ thông số này, người dùng có thể tính được kích thước đường ống khí nén phù hợp trong hệ thống.
Hệ thống đường ống dẫn khí nén
Ngoài ra, nếu hệ thống khí nén cần cung cấp cho các thiết bị ở nhiều vị trí làm việc khác nhau thì việc thiết kế và lắp đặt đường ống dẫn khí nén cần phải được tính toán tỉ mỉ để có phương án thi công tốt nhất. Tránh sử dụng ống khí nén kém chất lượng, rất nguy hiểm.
Xem thêm: Tìm hiểu hệ thống đường ống lò hơi trong công nghiệp
Người dùng cần lưu ý khi lắp đặt cần hạn chế tối đa việc đường ống có các khúc cua hay khớp nối vì có thể làm giảm áp suất của khí, dẫn tới khả năng sụt áp cao gây ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động. Khi đó, người dùng buộc phải tăng cường áp suất làm việc của máy nén khí công nghiệp, gây hao phí điện năng và khiến thiết bị nhanh xuống cấp.
Sơ đồ bố trí đường ống dẫn khí nén
Trong trường hợp bắt buộc phải lắp đặt đường ống dẫn với nhiều khúc cong, các đơn vị thi công cần thiết lập thêm hệ thống van điều áp cho các vị trí này để ngăn chặn tình trạng giảm áp của không khí.
Lưu lượng khí qua các đường ống dẫn khí sẽ luôn luôn có sự tổn hao hay còn gọi là tụt áp. Nếu bạn lắp đặt đường ống dẫn khí nhỏ và dài và bạn mất đến 2 bar tụt áp. Điều này có nghĩa nếu thiết bị của bạn cần ít nhất 6 bar và bạn bị mất 2 bar do tụt áp trong hệ thống khí nén, lúc này bạn cần cài đặt áp suất làm việc là 8 bar là sẽ đáp ứng được cho thiết bị sử dụng khí cuối cùng của bạn.
Tuy nhiên, việc tăng áp suất làm việc sẽ dẫn đến việc bạn phải trả rất nhiều tiền cho chi phí tiêu thụ điện năng trong một thời gian dài. Tại sao? Bởi vì, thứ nhất, khí nén cài đặt ở mốc 8 bar sẽ tốn nhiều năng lượng hơn khí nén ở mốc 6 bar. Thứ hai, nếu hệ thống của bạn bị rò rỉ khí, khí nén sẽ tổn thất nhiều hơn khi hệ thống của bạn cài đặt ở mức 8 bar so với 6 bar.
Tìm hiểu thêm: Cách tính áp lực đường ống hơi
Hy vọng sau bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức tổng quát nhất về hệ thống đường ống dẫn khí nén. Nếu có thắc mắc gì cần giải đáp hoặc cần tham khảo một số khóa học về Thiết kế và sử dụng thiết bị lò hơi hiệu quả do chuyên gia hàng đầu ngành hơi với hơn 10 năm kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy.